Sơ cấp cứu góp phần không nhỏ đến sự hồi phục của bệnh nhân, chính vì lẽ đó mà việc tại các nơi công cộng hay doanh nghiệp lớn nhỏ lúc nào cũng cần phải được trang bị đầy đủ túi cứu thương để kịp thời xử lý cho người bị tai nạn
1 Những quy định về túi cứu thương:
- Vị trí đặt túi cứu thương y tế là đặt tại nơi làm việc của người lao động, ngay trong mỗi lớp học, nơi dễ thấy nhất, dễ lấy, có ký hiệu riêng để dễ nhận biết (thường là chữ thập)
- Hướng dẫn cho người lao động/giáo viên/học sinh biết vị trí và cách sử dụng, phương pháp xử trí ban đầu khi có tai nạn xảy ra.
- Tùy theo số lượng người lao động/ học sinh mà người ta chọn Mua Túi cứu thương loại ABC khác nhau
Sơ cấp cứu có tầm quan trọng tuyệt đối với nạn nhân vì sơ cứu ban đầu kịp thời sẽ quyết định sự bảo tồn chức năng sống, phục hồi chức năng sinh hoạt. Làm tăng cơ hội sống sót của nạn nhân và giảm nguy cơ để lại di chứng tàn tật vĩnh viễn… Vì vậy việc mua Túi cứu thương loại ABC là nhu cầu cần thiết trong sơ cấp cứu tại doanh nghiệp, công ty, trường học… nhằm nỗ lực cứu sống nạn nhân kịp thời khi có tai nạn xảy ra(chảy máu, bỏng lửa/nước sôi/lạnh, gãy tay/chân... ) nhanh chóng bằng mọi biện pháp và phương tiện sẵn có, giúp ngăn ngừa không cho tình trạng bệnh lý/tổn thương xấu đi.
2. Câu chuyện trang bị túi cứu thương giúp người của chàng Tây
Với đa số người Việt, chuyện ai đó luôn mang theo những vật dụng cấp cứu khi ra đường là điều khá lạ. Thế nhưng với Ben Mawdsley, một thanh niên 30 tuổi người Canada, chuyện này lại rất bình thường.
Túi đựng đồ sơ cứu người bị thương luôn được anh Ben Mawdsley mang theo bên mình bất cứ khi nào - Ảnh: THANH YẾN
Từ những ngày còn ở Toronto, nơi sinh trưởng của Ben, anh đã luôn mang theo những thứ đó khi ra đường. Trong chiếc túi nhỏ gọn có tất cả những gì cần để sơ cấp cứu một người bị nạn: bông băng, gạc, thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, bơm kim tiêm (thường dùng bơm insulin cho người bị đái tháo đường), tấm màng có thiết kế chuyên biệt giúp hô hấp nhân tạo, găng tay cao su, cồn sát trùng...
Anh đã theo học các khóa trang bị kiến thức sơ cấp cứu tại Hội Chữ thập đỏ Canada và nhận chứng chỉ First Aid & CPR. Đây là một loại chứng chỉ xác nhận hoàn thành khóa học cung cấp các kiến thức và kỹ năng có thể cứu giúp người bị nạn.
Tới khi sang Việt Nam 3 năm rưỡi trước, anh vẫn tiếp tục thói quen này. Và từ đó mỗi khi thấy người bị nạn, Ben lại dừng xe, làm tất cả những gì có thể để cấp cứu nạn nhân. "Đó là đạo đức, tôi không thể làm khác" - Ben nói. Ben ước tính anh đã cứu giúp khoảng 50 người bị nạn tại TP.HCM.
Canada chú trọng đào tạo kỹ năng sơ cứu, cấp cứu
Chính phủ Canada rất chú trọng tới việc đào tạo kỹ năng sơ cấp cứu cho người bị nạn. Tại các công ty, văn phòng, nếu có từ 4 nhân sự trở lên buộc phải có ít nhất một người có chứng chỉ First Aid & CPR. Những công ty có nhân sự có chứng chỉ này, phí bảo hiểm cho nhân viên cũng được giảm bớt.
♻️ Dưới đây là danh sách một số dụng cụ mà Túi cứu thương loại ABC nào cũng cần phải có.
Băng bó và băng dán y tế
- miếng băng dán vết thương kích cỡ khác nhau (hiệu Band-Aid, Curad hoặc hiệu khác)
- miếng gạc vô trùng (khổ vuông 7,5 x 7,5 cm)
- miếng gạc vô trùng (khổ chữ nhật 10 x 7,5 cm)
- Gạc cuộn
- Miếng băng che mắt hoặc mảnh vật liệu che mắt (hơi vồng lên được làm từ chất liệu cứng có đục lỗ dùng đậy úp lên mắt)
- Cuộn keo dán
- Cuộn băng thun (hiệu ACE , Coban hoặc hiệu khác) dùng để quấn vùng cổ tay, cùi chỏ, cổ chân và đầu gối khi có chấn thương (dùng loại băng có bề rộng 7,5 – 10 cm)
- cuộn băng hình tam giác dùng để quấn quanh vùng chấn thương và làm đồ treo đỡ cánh tay
- Các viên gòn và que gòn vô trùng
Một số dụng cụ khác
- cặp găng tay chất liệu latex hoặc chất liệu khác latex (dùng cho người dị ứng chất latex), găng này nên được mang vào bất kỳ lúc nào có nguy cơ phải tiếp xúc với máu, dịch tiết.
- Túi chườm lạnh cấp tốc
- cái kim băng an toàn dùng để ghim chặt chỗ nẹp hoặc vùng băng bó
- Dụng cụ hút dùng xối rửa vết thương
- Nẹp ngón tay bằng nhôm
- Xi lanh và muỗng đong thuốc dùng để đong một lượng thuốc ấn định khi cần
- Nhiệt kế
- Cây nhíp dùng để gắp bỏ các con ve hay các loại côn trùng chích người và các mảnh găm nhỏ
- Kéo dùng để cắt gạc
- Miếng phủ bảo vệ (trải vùng miệng) dùng khi phải hà hơi thổi ngạt (miệng qua miệng) lúc làm hồi sức tim phổi
- Tấm trải
- Sát khuẩn tay (dạng dung dịch và/hoặc dạng miếng chùi)
- Cuốn sổ tay hướng dẫn sơ cứu
- Danh sách các số điện thoại khẩn cấp
Các loại thuốc dùng cho vết cắt hoặc vết thương
-
Dung dịch sát khuẩn hoặc miếng chùi sát khuẩn như hydrogen peroxide, povidone-iodine (hiệu Betadine) hoặc chlorhexidine (hiệu Betasept)
- Thuốc mỡ kháng sinh (hiệu Neosporin, Bactroban) có chứa thành phần bacitracin hoặc mupirocin
- Thuốc rửa mắt vô trùng hoặc nước muối chẳng hạn như dung dịch nước muối dùng cho kính áp tròng
- Thuốc bôi da có chứa Calamine dùng cho các vết chích hoặc chất độc từ cây tầm xuân
- Hydrocortisone dạng kem thoa, dạng mỡ hoặc dung dịch dùng cho những chỗ bị ngứa
Những thuốc khác
- Thuốc giảm đau hạ sốt như aspirin, acetaminophen (hiệu Tylenol) hoặc ibuprofen (hiệu Advil, Motrin). (Lưu ý: không cho trẻ em và trẻ vị thành niên dùng aspirin vì thuốc này có mối liên quan đến một bệnh nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye ở trẻ dưới 18 tuổi)
- Antihistamine (hiệu Benadryl) dùng để trị dị ứng và sưng tấy
- Thuốc chống xung huyết để trị nghẹt mũi
- Thuốc chống nôn để trị say tàu xe và các dạng nôn ói khác
- Thuốc cầm tiêu chảy
- Thuốc kháng acid để trị rối loạn tiêu hóa
- Thuốc nhuận tràng để trị chứng táo bón
Túi cứu thương loại ABC là sản phẩm chất lượng có thể chứa đựng đầy đủ các dụng cụ sơ cấp cứu tại nhà với giá thành hợp lý trên thị trường hiện nay.
Vật dụng Túi cứu thương loại ABC rất cần thiết này được thiết kế nhỏ gọn, màu sắc dễ phân biệt với các loại túi khác, đồng thời là sản phẩm không thể thiếu trong mọi chuyến du lịch, đi xa hoặc nhằm phòng trừ các trường hợp bất trắc nhất.
Chất liệu Túi cứu thương loại ABC có tính năng ưu việt như dẻo dai bền sợi, chịu được mài mòn, ít tác động của nhiệt độ, không nhăn, ít bám bụi và dễ vệ sinh bảo quản, hạn chế thấm nước.
QUY ĐỊNH VỀ Túi cứu thương loại ABC SƠ CỨU TẠI NƠI LÀM VIỆC (Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
3. QUY ĐỊNH VỀ Túi cứu thương loại ABC TẠI NƠI LÀM VIỆC
♻️Yêu cầu chung
– Số lượng túi sơ cứu trang bị phù hợp với số lượng người lao động theo quy định tại mục 2;
– Đối với mỗi mặt bằng hoặc tầng nhà làm việc hoặc bộ phận làm việc cơ động phải bố trí tối thiểu 01 túi sơ cứu phù hợp;
– Các túi sơ cứu tại nơi làm việc phải có đủ số lượng trang bị dụng cụ tối thiểu cần thiết để sơ cứu theo quy định tại mục 3. Không sử dụng để chứa các vật dụng khác;
– Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo đầy đủ số lượng và nội dung túi sơ cứu theo quy định.
♻️ Quy định số lượng túi đối với khu vực làm việc
TT | Quy mô khu vực làm việc | Số lượng và loại túi |
1 | ≤ 25 người lao động | Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại A |
2 | Từ 26 – 50 người lao động | Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại B |
3 | Từ 51 – 150 người lao động | Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại C |
* Ghi chú: 01 túi B tương dương với 02 túi A và 01 túi C tương đương với 02 túi B.
♻️ Quy định nội dung trang bị cho 01 Túi cứu thương loại ABC
STT | Yêu cầu trang bị tối thiểu | Túi A | Túi B | Túi C |
1 | Băng dính (cuộn) | 02 | 02 | 04 |
2 | Băng kích thước 5 x 200 cm (cuộn) | 02 | 04 | 06 |
3 | Băng kích thước 10 x 200 cm (cuộn) | 02 | 04 | 06 |
4 | Băng kích thước 15 x 200 cm (cuộn) | 01 | 02 | 04 |
5 | Băng tam giác (cái) | 04 | 04 | 06 |
6 | Băng chun | 04 | 04 | 06 |
7 | Gạc thấm nước (10 miếng/gói) | 01 | 02 | 04 |
8 | Bông hút nước (gói) | 05 | 07 | 10 |
9 | Garo cao su cỡ 6 x 100 cm (cái) | 02 | 02 | 04 |
10 | Garo cao su cỡ 4 x 100 cm (cái) | 02 | 02 | 04 |
11 | Kéo cắt băng | 01 | 01 | 01 |
12 | Panh không mấu thẳng kích thước 16 – 18 cm | 02 | 02 | 02 |
13 | Panh không mấu cong kích thước 16- 18 cm | 02 | 02 | 02 |
14 | Găng tay khám bệnh (đôi) | 05 | 10 | 20 |
15 | Mặt nạ phòng độc thích hợp | 01 | 01 | 02 |
16 | Nước muối sinh lý NaCl 9 ‰ (lọ 500ml) | 01 | 03 | 06 |
17 | Dung dịch sát trùng (lọ): | |||
– Cồn 70° | 01 | 01 | 02 | |
– Dung dịch Betadine | 01 | 01 | 02 | |
18 | Kim băng an toàn (các cỡ) | 10 | 20 | 30 |
19 | Tấm lót nilon không thấm nước | 02 | 04 | 06 |
20 | Phác đồ sơ cứu | 01 | 01 | 01 |
21 | Kính bảo vệ mắt | 02 | 04 | 06 |
22 | Phiếu ghi danh mục trang thiết bị có trong túi | 01 | 01 | 01 |
23 | Nẹp cổ (cái) | 01 | 01 | 02 |
24 | Nẹp cánh tay (bộ) | 01 | 01 | 01 |
25 | Nẹp cẳng tay (bộ) | 01 | 01 | 01 |
26 | Nẹp đùi (bộ) | 01 | 01 | 02 |
27 | Nẹp cẳng chân (bộ) | 01 | 01 | 02 |
(*) Ghi chú: Từ mục 24 – 27: cất giữ bảo quản cùng vị trí với nơi để túi sơ cứu.
Xem thêm